Xét nghiệm sán chó là hoạt động tìm dấu vết của sán chó trong mẫu xét nghiệm của bệnh nhân nhằm xác định xem người đấy có bị nhiễm sán chó hay là không. Sán chó là căn bệnh ký sinh trùng nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho người nhiễm phải nên nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.

Hôm nay Khám tại nhà sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về bệnh sán chó và giải đáp câu hỏi có thể xét nghiệm sán chó tại nhà được không?

1. Tìm hiểu về bệnh sán chó

1.1 Khái niệm

Bệnh sán chó hay còn được gọi là bệnh giun đũa của chó. Nguyên nhân chính là do bệnh nhân tiếp xúc trực tiếp hoặc ăn phải ấu trùng giun đũa (Toxocara cati) hay giun đũa chó (Toxocara canis). Chúng có thể lây truyền từ động vật sang cơ thể con người và gây ra các bệnh về tim, gan, phổi, não, mắt và cơ,…

Giun đũa ở chó
Giun đũa ở chó (sán chó)

1.2 Các cách lây truyền bệnh sán chó qua cơ thể con người

  • Tiếp xúc trực tiếp với sán chó: Khi tiếp xúc trực tiếp với sán chó trong phân của chó bị nhiễm sán hoặc trong môi trường nhiễm sán, đây là cơ hội mà các vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể người.
  • Tiếp xúc với môi trường và đồ dùng của chó bị nhiễm sán: Nếu bạn tiếp xúc với đồ dùng, môi trường (đất, cỏ, …) hoặc sàn nhà có chứa trứng sán. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể bạn nếu bạn chạm vào miệng hoặc nhai thức ăn mà không rửa tay sau khi tiếp xúc.
  • Qua các động vật trung gian: Trong một số trường hợp, sán chó có thể được truyền qua các động vật trung gian như muỗi hoặc lợn. Muỗi hoặc lợn nhiễm sán chó có thể truyền bệnh cho con người nếu bị chích hoặc tiếp xúc trực tiếp với chúng.
Quá trình lây bệnh từ chó sang người
Quá trình lây bệnh từ chó sang người

2. Đối tượng cần xét nghiệm và các biến chứng

2.1 Đối tượng cần xét nghiệm

Bệnh sán chó có thể mắc ở mọi độ tuổi, nhưng trẻ em và người cao tuổi là nhóm đối tượng dễ mắc nhất.

  • Trẻ em thường có khả năng lây nhiễm cao hơn vì thường xuyên tiếp xúc với đất và rất thích vuốt ve, chơi đùa với chó.
  • Người cao tuổi thường là có hệ miễn dịch kém, dẫn đến khả năng chống lại nhiễm trùng kém hơn hoặc với các rủi ro khác như không tuân thủ vệ sinh cá nhân

Các dấu hiệu thường gặp là:

  • Đau bụng, buồn nôn, nôn mửa,…
  • Rối loạn hành vi, sốt, đau đầu, hôn mê,..
  • Khó thở, ho, viêm họng hạt,…
  • Đau xương, khó di chuyển, cảm giác nhức nhối các khớp,…
dấu hiệu bệnh sán chó
Dấu hiệu của bệnh sán chó

Nếu bạn phát hiện ra các dấu hiệu trên thì lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ chuyên khoa đưa ra các chuẩn đoán và thực hiện các xét nghiệm bệnh sán chó.

2.2 Các biến chứng của bệnh sán chó

Bệnh sán chó thường ít biểu hiện các triệu chứng nhưng một khi đã nhiễm bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Gây giảm thị lực có thể gây đến mù lòa
  • Gây thêm các bệnh lý nghiệm trọng cho gan và phổi
  • Ảnh hường đến hệ thần kinh: Động kinh, viêm não, viêm màng não,..

Chính vì để lại nhiều biến chứng nguy tiềm ẩn, do vậy xét nghiệm sán chó là phương pháp cần thiết để phát hiện tình trạng bệnh. Từ đó có thể đưa ra các biện pháp điều trị và hạn chế tối đa các biến chứng về sau.

3. Các kỹ thuật được áp dụng khi thực hiện xét nghiệm sán chó

  • Xét nghiệm phân: Xét nghiệm phân là một phương pháp quan trọng để chẩn đoán sán chó. Một mẫu phân sẽ được lấy trong quá trình thăm khám, và sau đó có thể phát hiện được sán hoặc trứng sán.
  • Kiểm tra máu: Xét nghiệm máu cũng có thể được thực hiện để tìm kiếm các chỉ số dấu hiệu liên quan đến nhiễm sán chó, như tăng số lượng eosinophils (một loại tế bào bạch cầu có liên quan đến phản ứng dị ứng).
  • Xét nghiệm môi trường: Nếu có nghi ngờ về sự xuất hiện của sán chó trong môi trường xung quanh, như đất, cỏ,… Môi trường sống của chó hoặc đồ dùng chó, mẫu từ môi trường có thể được thu thập và kiểm tra.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Trong một số trường hợp nghi ngờ nghiêm trọng hoặc biến chứng của bệnh, các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm, chụp X-quang hoặc MRI có thể được thực hiện để đánh giá các tổn thương trong cơ thể do bệnh sán chó gây ra.
xét nghiệm máu cũng có thể ra bệnh sán chó
xét nghiệm máu cũng có thể ra bệnh sán chó

4. Các lưu ý khi thực hiện xét nghiệm sán chó

Các lưu ý khi thực hiện xét nghiệm mà bạn nên biết:

  • Không cần phải nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm
  • Sử dụng vật liệu sạch khi thực hiện thu thập mẫu xét nghiệm sán chó
  • Bảo quản mẫu đúng cách theo hướng dẫn của các nhân viên y tế trong trường hợp không được thực hiện ngay xét nghiệm

5. Có thể thực hiện xét nghiệm sán chó tại nhà không ?

Xã hội hiện đại đã phát triển các bộ xét nghiệm sán chó tự sử dụng để người dùng có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, việc thực hiện xét nghiệm sán chó tại nhà nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn và giám sát của một bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đảm bảo độ chính xác và hiệu quả.

Việc xét nghiệm sán chó thông thường đòi hỏi mẫu phân để kiểm tra sự hiện diện của sán hoặc trứng sán. Một số bộ xét nghiệm sán chó tự sử dụng cung cấp các bộ kit thu thập mẫu phân và hướng dẫn sử dụng. Người dùng sẽ cần thu thập mẫu phân, làm theo hướng dẫn trong bộ kit và gửi lại mẫu phân cho phòng xét nghiệm để kiểm tra.

Thực hiện xét nghiệm sán chó tại nhà
Thực hiện xét nghiệm sán chó tại nhà

Trên đây là khái quát một số thông tin về bệnh sán. Có thể nói đây là một loại xét nghiệm khá phức tạp và cũng là căn bệnh nguy hiểm, bạn hãy lựa chọn các cơ sở uy tín để được thực hiện các quy trình xét nghiệm bài bản hoặc liên hệ với Khám tại nhà chúng tôi để được tư vấn rõ hơn về dịch vụ và quy trình khám bệnh.

Mọi thông tin cần tư vấn, đặt lịch khám, xét nghiệm vui lòng liên hệ khám tại nhà theo:

Số điện thoại: 0375.514.771

Địa chỉ: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, Phường Tân Dân, Thành phố Việt Trì, Phú Thọ

Facebook: https://www.facebook.com/dichvukhamtainha/

To top