Xét nghiệm thận là một phương pháp giúp đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan thận trong việc loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Quá trình này bao gồm nhiều phần khác nhau nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình sức khỏe hiện tại của người bệnh, từ đó áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp.
Mục lục chính
1. Xét nghiệm thận là gì?
Xét nghiệm thận là một phương pháp kiểm tra máu hoặc nước tiểu nhằm đánh giá hoạt động của cơ quan thận. Đó là một phương pháp quan trọng để xác định mức độ và hiệu quả hoạt động của thận, thông qua đo mức lọc câu thận (GFR) để đánh giá khả năng loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể (1).
Mỗi người đều có hai quả thận nằm ở hai bên cột sống, phía sau bụng và dưới khung xương sườn, mỗi quả có kích thước gần bằng nắm tay. Đây là cơ quan quan trọng, đóng vai trò đặc biệt trong việc duy trì sức khỏe. Thận thực hiện chức năng lọc sạch các tạp chất ra khỏi máu và từ đó đào thải chúng ra ngoài qua đường nước tiểu.
Bên cạnh đó, cơ quan này còn thực hiện chức năng kiểm soát lượng nước và các khoáng chất cần thiết khác trong cơ thể, tham gia vào quá trình sản xuất vitamin D, tạo tế bào hồng cầu và hormone điều hoà huyết áp. Nếu bác sĩ cho rằng thận của người bệnh đang không hoạt động bình thường, xét nghiệm thận có thể được chỉ định.

2. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm thận?
Có một số trường hợp khi bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm thận:
Nếu bạn có các triệu chứng và dấu hiệu có thể liên quan đến vấn đề về thận, như tiểu nhiều lần trong ngày hoặc đêm, tiểu ra máu, đau lưng, hoặc sưng phù. Xét nghiệm chức năng thận có thể giúp đánh giá sức khỏe thận của bạn.
Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ gây tổn thương thận, như tiền sử bệnh tiểu đường, huyết áp cao, bệnh lý thận gia đình, hoặc sử dụng thuốc có thể gây hại cho thận. Xét nghiệmthận có thể được thực hiện để theo dõi sức khỏe thận và phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn.
Nếu bạn đang điều trị cho một bệnh lý có thể ảnh hưởng đến chức năng thận, ví dụ như bệnh thận mạn tính, bệnh đá thận, hoặc bệnh lý dị tật thận. Xét nghiệm thận được sử dụng để theo dõi hiệu quả của điều trị và đánh giá chức năng thận.
Nếu bạn cần theo dõi chức năng thận trước hoặc sau một ca phẫu thuật quan trọng, để đảm bảo rằng thận có khả năng chịu đựng và phục hồi sau ca phẫu thuật.

3. Xét nghiệm thận có cần nhịn ăn hay không?
Một vấn đề mà nhiều bệnh nhân quan tâm khi phải tiến hành xét nghiệm thận là liệu họ có cần nhịn ăn hay không. Để đảm bảo kết quả chính xác và tránh ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình xét nghiệm, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Thông thường, để thực hiện xét nghiệm thận, bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất từ 8 đến 10 tiếng trước. Điều này giúp loại bỏ thức ăn và chất béo còn lại trong hệ tiêu hóa, từ đó đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác về chức năng của thận.
Không sử dụng các chất kích thích cũng là một điều quan trọng cần lưu ý trước khi xét nghiệm thận. Các chất kích thích như caffein và nicotine có thể ảnh hưởng đến hệ thống thận và làm thay đổi kết quả xét nghiệm.
Ngoài ra, việc hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm giàu đạm là cần thiết. Các loại thực phẩm giàu đạm có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu, ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm thận. Do đó, bệnh nhân nên giảm tiêu thụ thịt đỏ, hải sản, đậu và lòng đỏ trứng trước khi tiến hành xét nghiệm.
Bệnh nhân cũng nên tham khảo ý kiến và đặt câu hỏi với bác sĩ để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề cần lưu ý trước khi xét nghiệm thận. Đồng thời, thông tin về loại thuốc bệnh nhân đang sử dụng cũng cần được cung cấp cho bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Việc tuân thủ các hướng dẫn trên sẽ giúp bệnh nhân đảm bảo kết quả xét nghiệm thận chính xác và hỗ trợ cho bác sĩ đưa ra chẩn đoán và điều trị phù hợp.

4. Xét nghiệm thận bao gồm những loại nào
Xét nghiệm thận bao gồm nhiều phần khác nhau, bao gồm:
4.1. Xét nghiệm sinh hoá máu
Creatinine huyết thanh: Creatinine huyết thanh là một chỉ số đánh giá nồng độ creatinine trong máu, đây là một chất thải được tạo ra từ quá trình phân huỷ các mô cơ trong cơ thể. Nồng độ creatinine trong máu thường có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi và trọng lượng cơ thể. Nếu chỉ số này vượt quá 1.2 đối với phụ nữ và 1.4 đối với nam giới, đây có thể là dấu hiệu sớm cho thấy thận không hoạt động bình thường. Khi bệnh triển tiến nặng, nồng độ creatinine trong máu sẽ càng cao.
Mức lọc cầu thận (GFR): Lọc cầu thận là một xét nghiệm để đánh giá mức độ hoạt động của thận trong việc loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu. Kết quả của xét nghiệm này được tính dựa trên nồng độ creatinine huyết thanh theo độ tuổi và giới tính. GFR bình thường là 90 trở lên. GFR dưới 60 là dấu hiệu cho thấy thận đang gặp vấn đề. Đặc biệt, khi chỉ số này thấp hơn 15, cơ thể có nguy cơ cao đang bị suy thận, và có thể cần thực hiện quá trình lọc máu hoặc ghép thận khẩn cấp.
Nitơ ure máu (BUN): Đây là một chỉ số đánh giá nồng độ nitrogen ure trong máu, nitrogen ure là một sản phẩm phân hủy của protein trong thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Mức BUN bình thường dao động trong khoảng từ 7 đến 20. Khi chức năng thận giảm, chỉ số này sẽ tăng lên. Đồng thời, kết quả xét nghiệm BUN cần được xem xét kết hợp với các chỉ số khác như GFR và creatinine huyết thanh để đánh giá toàn diện chức năng thận.

4.2. Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm thận thường yêu cầu lượng nước tiểu khác nhau tùy theo từng loại xét nghiệm. Có thể chỉ cần một vài thìa hoặc tất cả lượng chất lỏng thải ra trong vòng 24 giờ. Trường hợp thứ hai thường sẽ cho biết toàn bộ lượng nước tiểu mà thận sản xuất, từ đó giúp đo lường chính xác hơn về khả năng hoạt động của cơ quan, lượng Protein rò rỉ từ thận vào nước tiểu trong ngày. Các xét nghiệm cụ thể bao gồm:
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu: Xét nghiệm này bao gồm kiểm tra mẫu nước tiểu dưới kính hiển vi và test nhanh bằng que nhúng. Với cách thứ hai, que nhúng là một dải đã được xử lý hoá học. Nếu màu sắc que thay đổi khi tiếp xúc với nước tiểu, điều này cho thấy bất thường liên quan đến dư thừa Protein, máu, mủ, đường, vi khuẩn… Ngoài ra, thông qua xét nghiệm này, bác sĩ còn có thể phát hiện được một số rối loạn liên quan đến thận, đường tiết niệu, bao gồm bệnh thận mạn tính, tiểu đường, nhiễm trùng bàng quang, sỏi thận…
Protein niệu: Protein có thể được thực hiện như một phần của xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu hoặc tiến hành bằng một thử nghiệm que nhúng riêng biệt. Lượng Protein dư thừa trong nước tiểu được gọi là Protein niệu. Thử nghiệm que nhúng dương tính (1+ trở lên) sẽ được tiếp tục xác nhận bằng cách tiến hành các phương pháp cụ thể hơn như: dùng que nhúng Albumin, tỷ lệ Albumin-Creatinine…
Microalbumin niệu: Đây là xét nghiệm được thực hiện nhằm phát hiện một lượng nhỏ Protein gọi là albumin trong nước tiểu. Đối tượng cần thực hiện là những người có nguy cơ phát triển bệnh thận cao (đang mắc tiểu đường, huyết áp cao…) hoặc que nhúng Protein cho kết quả âm tính.
Xét nghiệm albumin nước tiểu hoặc tỷ lệ Albumin/Creatinine (ACR): Đây là xét nghiệm cho thấy hiệu quả hoạt động của thận. Tỷ lệ Albumin/Creatinine (ACR) dưới 30 được coi là bình thường, ACR từ 30 – 300 có nghĩa là Albumin niệu tăng vừa phải và ACR trên 300 là dấu hiệu cho thấy tăng Albumin niệu nghiêm trọng.
Xét nghiệm độ thanh thải Creatinine: Xét nghiệm được tiến hành để so sánh mức Creatinine của một mẫu nước tiểu trong vòng 24 giờ với mức Creatinine trong máu, từ đó xác định lượng chất thải lọc được mỗi phút.

5. Cần là gì khi mắc các bệnh về thận?

Khi mắc các bệnh về thận, rất quan trọng để tuân thủ các chỉ định và quy tắc chăm sóc thận. Dưới đây là một số điều cần lưu ý:
5.1. Tuân thủ chế độ ăn uống
Đối với nhiều bệnh thận, việc điều chỉnh chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng. Bạn nên hạn chế tiêu thụ muối, thức ăn có nồng độ protein cao và các chất giàu kali. Hơn nữa, hạn chế việc uống nước qua nhiều, tuân thủ lượng nước uống theo sự chỉ định của bác sĩ.
5.2. Kiểm soát huyết áp
Một số bệnh về thận, như suy thận mãn tính, thường đi kèm với tình trạng tăng huyết áp. Kiểm soát huyết áp là một yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe thận. Bạn cần tuân thủ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và thực hiện các biện pháp kiểm soát áp lực máu khác như hạn chế tiêu thụ muối và tập thể dục thường xuyên.
5.3. Điều trị theo đúng chỉ định bác sĩ
Bạn nên tuân thủ chế độ và quy trình điều trị được chỉ định bởi bác sĩ. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng thuốc, thực hiện quy trình thải độc thận (như thẩm thấu máu) hoặc thậm chí phẫu thuật.
5.4. Kiểm tra sức khoẻ định kỳ
Điều quan trọng là điều tra và theo dõi sự tiến triển của bệnh thận. Bạn nên tuân thủ lịch hẹn kiểm tra định kỳ với bác sĩ để đảm bảo rằng bệnh thận được theo dõi và điều trị kịp thời. Nếu bạn vẫn còn phân vân chưa biết lựa chọn địa chỉ uy tín nào để khám sức khoẻ định kỳ, liên hệ ngay với khamtainha để được hỗ trợ dịch vụ kiểm tra sức khoẻ tại nha uy tín nhất đến từ Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Phú Thọ.
5.5. Tránh các chất kích thích
Bạn tuyệt đối nên tránh khỏi các chất kích thích khi mắc phải các căn bệnh về thận. Các chất như thuốc lá, rượu, và các loại thuốc không đáng thiếu có thể gây hại cho sức khỏe thận. Hạn chế hoặc tránh sử dụng những chất này để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh.
5.6. Duy trì lối sống lành mạnh
Điều quan trọng nhất đó là bạn cần duy trì một lối sống lành mạnh tổng thể, bao gồm ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn, và tránh căng thẳng để bảo vệ thận và sức khoẻ của mình.
Liên hệ ngay với Bệnh viện Đa Khoa Phú Thọ để đặt lịch xét nghiệm thận tại nhà ngay hôm nay
Số điện thoại: 0375.514.771
Địa chỉ: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, Phường Tân Dân, Thành phố Việt Trì, Phú Thọ